Thứ Năm, 22 tháng 8, 2013

Bệnh Ở Phần Rễ Cây Hoa Cúc

Hoa cúc có rể chùm, phát triển theo chiều ngang. Bộ rễ của hoa cúc chỉ hút chất bổ dưỡng trên tầng đất mặt, chứ không có khả năng ăn sâu được xuống tầng sâu của đất. Bệnh ở phần rễ cây cúc thường do vi khuẩn và nấm tác hại, nếu không chữa trị kịp thời, cúc chết rất nhanh.



bệnh ở phần rễ cây hoa cúc


Nấm Rhizoctonia Solani gây bệnh thối cổ rễ. Bệnh này quan sát ở phần cổ rễ sẽ thấy cổ rễ bị nhiều viết loét màu xám sẫm, sau đó bộ rễ sẽ bị thối dần.

Còn bệnh thối rễ thì do vi khuẩn Pseudomonas Solanacearum tấn công vào gốc rễ  cây cúc, khiến rễ bị thối.


bệnh ở phần rễ cây hoa cúc


Cây cúc bị bệnh ở phần rễ, khi mình phát giác được thì đã trễ, vì thân cây và lá đều héo rũ rồi chết khô sau đó ít ngày. Những cây này cần phải nhổ bỏ ngay để tránh bệnh lây lan sang những cây khỏe mạnh.


bệnh ở phần rễ cây hoa cúc


Đề phòng bệnh ở rễ của hoa cúc có nhiều cách trong đó có 2 cách chính: một là trồng luân canh với lúa nước hay với các giống hoa khác, 2 là trước khi trồng phải xử lý đất cho thật kỹ, bằng cách cày ải nhiều lần và phun thuốc khử trùng vào đất để trừ hết những mầm độc hại, giúp cây trồng sau này tránh được nhiều thứ sâu bệnh….


bệnh ở phần rễ cây hoa cúc

Bệnh Ở Lá Cây Hoa Cúc

Trên mặt lá nổi lên những đốm màu nâu đen, nâu lợt là cúc đã bị bệnh đốm lá do nấm Cercosporachrysanthemi phá hại.

Nếu mặt lá nổi đốm màu nâu gỉ sắt, dẫn đến việc cháy lá, đôi trường hợp thân cây và đọt non của cúc cũng bị hại. Đó là bệnh gỉ sắt cũng do nấm gây ra.


bệnh ở lá cây hoa cúc


Cả 2 bệnh trên có thể dùng thuốc Anvil 5SC phun khắp các phần của cây bệnh.

Lá cúc còn bị bệnh phấn trắng (nổi đốm màu bột phần màu trắng xám hoặc vàng lợt) và bệnh đốm vàng (nổi đốm màu xám nâu, xám đen). Cả hai loại bệnh trên đây cũng do nấm gây ra. Các loại thuốc trừ nấm bệnh như Zinep 80WP, Topsin M70 WP, Pokytrin 440EC đều trị được các chứng bệnh này cho cây cúc.


bệnh ở lá cây hoa cúc

Bệnh Ở Đọt Non Cây Hoa Cúc

Đọt non của hoa cúc mà teo tóp lại hoặc quăn queo, các lá non bị cắn trụi hoặc quăn lại, nhiều nụ hoa mất vẻ tươi tắn như không còn sức để tăng trưởng nữa…Đó là do bọn sâu xanh, sâu khoang phá hoại. Hai giống sâu này khi mới xuất hiện trên đọt non của hoa cúc, do chúng còn nhỏ nên ta khó lòng phát giác. Đến chừng chúng lớn hơn một chút thì nhiều đọt cúc đã bị tàn hại rồi. Những sâu lớn còn tranh thủ đẻ trứng trên các lá non, trên nụ hoa… Nếu không chữa trị kịp thời thì…. Bệnh sẽ lây lan rộng khắp khó ngăn ngừa được.


bệnh ở đọt non cây hoa cúc


Việc cần làm là ngắt bỏ ngay những lá, những đọt và những nụ hoa có trứng sâu để đem đi đốt hết. sau đó dùng các loại thuốc trừ sâu như Supracide 40ND hoặc Karate 2.5 EC pha với nước theo liều lượng đã chỉ định trong bảng hướng dẫn để phun xịt vào những líp cúc có sâu xuất hiện trong vài ba lần để tiệt diệt chúng.


bệnh ở đọt non cây hoa cúc


Ở phần đọt cây và nụ hoa cúc còn bị các giống rệp xanh lá cây, rệp xanh đen và rệp nâu đen phá hại bằng cách hút nhựa cây để sống khiến cây bị mất sức sống èo uột. Khi thấy cây cúc có hiện tượng những đốm nâu hoặc đen nhỏ xuất hiện trên phần đọt non, nụ hoa, thì nên dùng thuốc Supracide 40ND phun xịt để trừ khử

Phòng Trừ Sâu Bệnh Cho Cây Hoa Cúc

Hoa cúc cũng bị nhiều loại sâu bệnh tấn công trên khắp các phần của cây từ ngọn non đến xuống phần rễ, do nhiều loại vi khuẩn, nấm và sâu tác hại. Gặp bệnh nhẹ cây sẽ sống ương yếu và bệnh nặng cây sẽ chết rất nhanh, đôi khi lại lây lan sang cả đám lớn. Vì vậy khi phát giác vườn cúc bị sâu bệnh tấn công, dù là mới đôi ba khóm, ta cũng nên gấp rút lo việc bài trừ.


phòng trừ sâu bệnh cho cây hoa cúc

Thu Hoạch Và Bảo Quản Cây Hoa Cúc

Trồng hoa cúc không phải chỉ có bán cây giống đựng trong chậu hay giỏ tre, mà còn bán hoa cành nữa. Hoa cành dùng trong việc thờ cúng và cắm bình trang trí trong phòng khách…

Nếu không biết cách thu hoạch và bảo quản hoa thì hoa sẽ mau héo, cành dễ bị gãy, bán không được giá.


thu hoạch và bảo quản cây hoa cúc


Cũng giống như cách thu hoạch hoa hồng, trước khi cắt hoa cúc một ngày, nhà vườn nên tưới thật đẫm gốc cây để giúp cây được sung sức, tươi tắn. Cây tươi thì hoa sẽ tươi.


thu hoạch và bảo quản cây hoa cúc



Hoa được cắt theo cành bằng dao hay kéo bén và được cắt vào lúc sáng sớm tinh sương, hoặc lúc mặt trời sắp lặn. Đó là lúc thời tiết mát mẻ, cành hoa tươi tắn còn mang đầy nhựa sống, lâu tàn. Có điều cần lưu ý, không nên cắt nửa chừng hoặc nở bung gần hết. Như vậy, thì cách thu hoạch hoa cúc trái ngược với lối thu hoạch hoa hồng. Sự khác biệt này một phần là do hoa cúc lâu tàn hơn hoa Hồng, phần khác là hoa cúc một khi mới chớm nở mà đã vội cắt, đa số thường bị “sượng”, dù có để vài ngày cũng không đủ sức bung nở ra được.


thu hoạch và bảo quản cây hoa cúc




Để bảo quản hoa cúc sau khi cắt cành được tươi lâu và không bị gãy cuống, sau khi cắt xong phải dựng đứng cành hoa vào thùng chứa nước để hãm hoa được tươi lâu.

Cắm Que Đỡ Cho Cây Hoa Cúc

Cây cúc cũng như cây hồng, tuy cành nhánh có vẻ cứng cáp, nhung vẫn không đủ sức để nâng đỡ một vài cái hoa to. Để cành khỏi nghiêng ngả hoặc gãy gập xuống, ta nên dùng những que tre nhỏ có chiều dài khoảng năm sáu mươi phân để chống đỡ. Một cây cúc có thể sử dụng từ một đến 3 4 que tre, một  đầu cắm sâu xuống đất, đầu que kia áp sát vào những cành yếu rồi dùng lạt nhỏ cột lại để giữ cành đó có chỗ tựa vững lại ngã đổ khi gặp mưa to gió lớn.


cắm que đỡ cho cây hoa cúc

Cắt Tỉa Cho Cây Hoa Cúc

Cây cúc nảy sinh rất nhiều chồi nhiều cành đến độ nhiều khi  quá mức cần thiết, nên cần phải cắt tỉa để tạo bộ tán đẹp. Những chồi cần phải loại bỏ là những chồi phụ, để lại chỉ tranh giành chất dinh dưỡng của cây. Ngoài việc tỉa bớt cành, còn phải tỉa bớt những nụ hoa nhỏ để cây dồn sức nuôi nụ hoa lớn hơn. Việc tỉa những nụ hoa phụ nên thực hiện từ lúc chúng mới được hình thành mới có lợi.


cắt tỉa cho cây hoa cúc