Thứ Năm, 22 tháng 8, 2013

Bệnh Ở Phần Rễ Cây Hoa Cúc

Hoa cúc có rể chùm, phát triển theo chiều ngang. Bộ rễ của hoa cúc chỉ hút chất bổ dưỡng trên tầng đất mặt, chứ không có khả năng ăn sâu được xuống tầng sâu của đất. Bệnh ở phần rễ cây cúc thường do vi khuẩn và nấm tác hại, nếu không chữa trị kịp thời, cúc chết rất nhanh.



bệnh ở phần rễ cây hoa cúc


Nấm Rhizoctonia Solani gây bệnh thối cổ rễ. Bệnh này quan sát ở phần cổ rễ sẽ thấy cổ rễ bị nhiều viết loét màu xám sẫm, sau đó bộ rễ sẽ bị thối dần.

Còn bệnh thối rễ thì do vi khuẩn Pseudomonas Solanacearum tấn công vào gốc rễ  cây cúc, khiến rễ bị thối.


bệnh ở phần rễ cây hoa cúc


Cây cúc bị bệnh ở phần rễ, khi mình phát giác được thì đã trễ, vì thân cây và lá đều héo rũ rồi chết khô sau đó ít ngày. Những cây này cần phải nhổ bỏ ngay để tránh bệnh lây lan sang những cây khỏe mạnh.


bệnh ở phần rễ cây hoa cúc


Đề phòng bệnh ở rễ của hoa cúc có nhiều cách trong đó có 2 cách chính: một là trồng luân canh với lúa nước hay với các giống hoa khác, 2 là trước khi trồng phải xử lý đất cho thật kỹ, bằng cách cày ải nhiều lần và phun thuốc khử trùng vào đất để trừ hết những mầm độc hại, giúp cây trồng sau này tránh được nhiều thứ sâu bệnh….


bệnh ở phần rễ cây hoa cúc

Bệnh Ở Lá Cây Hoa Cúc

Trên mặt lá nổi lên những đốm màu nâu đen, nâu lợt là cúc đã bị bệnh đốm lá do nấm Cercosporachrysanthemi phá hại.

Nếu mặt lá nổi đốm màu nâu gỉ sắt, dẫn đến việc cháy lá, đôi trường hợp thân cây và đọt non của cúc cũng bị hại. Đó là bệnh gỉ sắt cũng do nấm gây ra.


bệnh ở lá cây hoa cúc


Cả 2 bệnh trên có thể dùng thuốc Anvil 5SC phun khắp các phần của cây bệnh.

Lá cúc còn bị bệnh phấn trắng (nổi đốm màu bột phần màu trắng xám hoặc vàng lợt) và bệnh đốm vàng (nổi đốm màu xám nâu, xám đen). Cả hai loại bệnh trên đây cũng do nấm gây ra. Các loại thuốc trừ nấm bệnh như Zinep 80WP, Topsin M70 WP, Pokytrin 440EC đều trị được các chứng bệnh này cho cây cúc.


bệnh ở lá cây hoa cúc

Bệnh Ở Đọt Non Cây Hoa Cúc

Đọt non của hoa cúc mà teo tóp lại hoặc quăn queo, các lá non bị cắn trụi hoặc quăn lại, nhiều nụ hoa mất vẻ tươi tắn như không còn sức để tăng trưởng nữa…Đó là do bọn sâu xanh, sâu khoang phá hoại. Hai giống sâu này khi mới xuất hiện trên đọt non của hoa cúc, do chúng còn nhỏ nên ta khó lòng phát giác. Đến chừng chúng lớn hơn một chút thì nhiều đọt cúc đã bị tàn hại rồi. Những sâu lớn còn tranh thủ đẻ trứng trên các lá non, trên nụ hoa… Nếu không chữa trị kịp thời thì…. Bệnh sẽ lây lan rộng khắp khó ngăn ngừa được.


bệnh ở đọt non cây hoa cúc


Việc cần làm là ngắt bỏ ngay những lá, những đọt và những nụ hoa có trứng sâu để đem đi đốt hết. sau đó dùng các loại thuốc trừ sâu như Supracide 40ND hoặc Karate 2.5 EC pha với nước theo liều lượng đã chỉ định trong bảng hướng dẫn để phun xịt vào những líp cúc có sâu xuất hiện trong vài ba lần để tiệt diệt chúng.


bệnh ở đọt non cây hoa cúc


Ở phần đọt cây và nụ hoa cúc còn bị các giống rệp xanh lá cây, rệp xanh đen và rệp nâu đen phá hại bằng cách hút nhựa cây để sống khiến cây bị mất sức sống èo uột. Khi thấy cây cúc có hiện tượng những đốm nâu hoặc đen nhỏ xuất hiện trên phần đọt non, nụ hoa, thì nên dùng thuốc Supracide 40ND phun xịt để trừ khử

Phòng Trừ Sâu Bệnh Cho Cây Hoa Cúc

Hoa cúc cũng bị nhiều loại sâu bệnh tấn công trên khắp các phần của cây từ ngọn non đến xuống phần rễ, do nhiều loại vi khuẩn, nấm và sâu tác hại. Gặp bệnh nhẹ cây sẽ sống ương yếu và bệnh nặng cây sẽ chết rất nhanh, đôi khi lại lây lan sang cả đám lớn. Vì vậy khi phát giác vườn cúc bị sâu bệnh tấn công, dù là mới đôi ba khóm, ta cũng nên gấp rút lo việc bài trừ.


phòng trừ sâu bệnh cho cây hoa cúc

Thu Hoạch Và Bảo Quản Cây Hoa Cúc

Trồng hoa cúc không phải chỉ có bán cây giống đựng trong chậu hay giỏ tre, mà còn bán hoa cành nữa. Hoa cành dùng trong việc thờ cúng và cắm bình trang trí trong phòng khách…

Nếu không biết cách thu hoạch và bảo quản hoa thì hoa sẽ mau héo, cành dễ bị gãy, bán không được giá.


thu hoạch và bảo quản cây hoa cúc


Cũng giống như cách thu hoạch hoa hồng, trước khi cắt hoa cúc một ngày, nhà vườn nên tưới thật đẫm gốc cây để giúp cây được sung sức, tươi tắn. Cây tươi thì hoa sẽ tươi.


thu hoạch và bảo quản cây hoa cúc



Hoa được cắt theo cành bằng dao hay kéo bén và được cắt vào lúc sáng sớm tinh sương, hoặc lúc mặt trời sắp lặn. Đó là lúc thời tiết mát mẻ, cành hoa tươi tắn còn mang đầy nhựa sống, lâu tàn. Có điều cần lưu ý, không nên cắt nửa chừng hoặc nở bung gần hết. Như vậy, thì cách thu hoạch hoa cúc trái ngược với lối thu hoạch hoa hồng. Sự khác biệt này một phần là do hoa cúc lâu tàn hơn hoa Hồng, phần khác là hoa cúc một khi mới chớm nở mà đã vội cắt, đa số thường bị “sượng”, dù có để vài ngày cũng không đủ sức bung nở ra được.


thu hoạch và bảo quản cây hoa cúc




Để bảo quản hoa cúc sau khi cắt cành được tươi lâu và không bị gãy cuống, sau khi cắt xong phải dựng đứng cành hoa vào thùng chứa nước để hãm hoa được tươi lâu.

Cắm Que Đỡ Cho Cây Hoa Cúc

Cây cúc cũng như cây hồng, tuy cành nhánh có vẻ cứng cáp, nhung vẫn không đủ sức để nâng đỡ một vài cái hoa to. Để cành khỏi nghiêng ngả hoặc gãy gập xuống, ta nên dùng những que tre nhỏ có chiều dài khoảng năm sáu mươi phân để chống đỡ. Một cây cúc có thể sử dụng từ một đến 3 4 que tre, một  đầu cắm sâu xuống đất, đầu que kia áp sát vào những cành yếu rồi dùng lạt nhỏ cột lại để giữ cành đó có chỗ tựa vững lại ngã đổ khi gặp mưa to gió lớn.


cắm que đỡ cho cây hoa cúc

Cắt Tỉa Cho Cây Hoa Cúc

Cây cúc nảy sinh rất nhiều chồi nhiều cành đến độ nhiều khi  quá mức cần thiết, nên cần phải cắt tỉa để tạo bộ tán đẹp. Những chồi cần phải loại bỏ là những chồi phụ, để lại chỉ tranh giành chất dinh dưỡng của cây. Ngoài việc tỉa bớt cành, còn phải tỉa bớt những nụ hoa nhỏ để cây dồn sức nuôi nụ hoa lớn hơn. Việc tỉa những nụ hoa phụ nên thực hiện từ lúc chúng mới được hình thành mới có lợi.


cắt tỉa cho cây hoa cúc

Diệt Trừ Cỏ Dại Cho Cây Hoa Cúc

Môi trường sống của hoa cúc thật quá tốt cho cỏ dại sống bám vào. Cúc sinh trưởng tốt đến đâu thì cỏ dại cũng sinh sôi nảy nở tốt theo đến đó. Vì vậy, việc diệt cỏ dại trong vườn cúc nên tiến hành theo định kỳ. Cúc trồng trong chậu, trong giỏ cũng cần được nhổ cỏ dại thường xuyên để cây có đầy đủ thức ăn mà tươi tốt được.


diệt trừ cỏ dại cho cây hoa cúc

Cách Chăm Sóc Cây Hoa Cúc

Tuy hoa cúc dễ trồng, sinh trưởng tốt, nhưng việc chăm sóc không phải chỉ thực hiện qua loa ra sao cũng được. Thực tế cho thấy càng được người trồng để tâm chăm sóc chu đáo cúc sẽ phát triển tốt hơn về mọi mặt



cách chăm sóc cây hoa cúc


Ngoài việc tưới bón đầy đủ, cây cúc còn cần được chăm sóc những việc sau đây:



cách chăm sóc cây hoa cúc


Cách Giâm Mầm Giá Cây Hoa Cúc

Khi cây cúc già, những rễ mầm từ gốc mọc chui từ đất lên những chồi non như những cây cúc con vậy. Những mầm giá này thuờng bụ bẫm có thể tách ra khỏi cây mẹ đem trồng nơi khác. Những cây cúc con được tạo thành từ mầm giá này mọc rất khỏe, vì đa số đã có sẵn rễ. Khi cây trồng được ba tuần ta nên bấm ngọn để cây nẫy ra nhiều chồi. Các chồi này nếu cần lại cắt xuống đem giâm để tạo thành những cây cúc con mới…



cách giâm mầm giá cây hoa cúc

Cách Giâm Chồi Cây Hoa Cúc

Chồi đây là những chồi non được tách từ cây cúc mẹ mà có. Muốn vậy, trước hết ta nên chọn những cây cúc trong quá trình sinh trưởng cũng như ra hoa đều mang những đặc tính tốt như cây sinh trưởng tốt, hoa to, màu sắc đạt yêu cầu, có sức đề kháng cao… để làm giống. Khi cây giống đã già, nhà vườn dùng dao bén cắt bỏ phần ngọn, chỉ chừa đoạn gốc cỡ gang tay. Một thời gian sau từ các gốc này sẽ nảy ra nhiều chồi non. Những chồi non này được tách ra để giâm xuống đất chờ ra rễ… Đây là những cây cúc con được đem trồng vào chậu hoặc trồng ra líp…


cách giâm chồi cây hoa cúc

Cách Nhân Giống Cây Hoa Cúc

Hầu hết, các giống hoa cúc không sinh ra hạt, mà giống nào có hạt thì số hạt cũng không nhiều. Do đó, xưa nay ít ai nghĩ đến việc nhân giống hoa cúc theo phương pháp hữu tính.

Các nhà vườn chỉ còn cách nhân giống vô tính mà cách này đối với cây cúc lại tiện lợi rất nhiều. Đó là cách giâm chồi hay giâm mầm giá để tạo cây non.


cách nhân giống cây hoa cúc

Cách Tưới Nước Cho Cây Hoa Cúc

Cây hoa cúc thích hợp với cuộc đất trồng cao ráo, nhưng phải đủ độ ẩm cần thiết. Do đó phải tưới đầy đủ, ít nhất cũng một lần mỗi ngày trong mùa nắng. Lượng nước tưới không cần quá thừa, vì như vậy đất dễ bị trương nước, ảnh hưởng xấu đến sự sinh trưởng của cây. Nếu lượng nước tưới (hoặc nước mưa) dư thừa đó không có mương rãnh để thoát hết thì cây dễ bị chết do thối rễ. Hiện tượng báo trước là cúc bị vàng lá rồi héo rũ dần và trong trường hợp này, không còn cách để cứu chữa được.


cách tưới nước cho cây hoa cúc

Bón Phân Cho Cây Hoa Cúc

Trồng hoa cúc cũng như trồng hoa hồng, đất trồng phải được cung cấp đủ phân tro thì cây mới sinh trưởng và phát triển tốt, hoa mới tăng chất lượng lên được.

Dù trồng  đại trà ngoài vườn hay trồng trong giỏ tre, trong chậu kiểng, hoa cúc cũng cần được bón lót lúc mới trồng và bón thúc nhiều lần sau mỗi kỳ ngắt đọt (để cây đủ sức đâm tược) và trước khi cây đơm nụ hoa.


bón phân cho cây hoa cúc


Trong thời kỳ giâm chồi, vườn ươm chỉ cần làm đất tơi xốp, không cần phải bón lót, mà chỉ cần năng tưới nước để đất đủ độ ẩm là được.


bón phân cho cây hoa cúc



Bón lót cho hoa cúc, nhà vườn thường dùng phân chuồng hoai và phân rác mục. Còn bón thúc thì thời trước ông bà mình dùng  phân “da vôi”, tức là dùng da và lông trâu bò trong các lò thuộc da phế thải trộn với vôi bột Càn Long, ngâm với nước một thời gian cho tan rữa ra rồi đem tưới. Có thể dùng xương heo, xương bò, lông gà vịt ngâm vào nước một thời gian rồi tưới lên mỗi gốc. Loại phân này cung cấp cacbon và đạm khá nhiều, nên cây cúc phát triển nhanh.



bón phân cho cây hoa cúc


Ngày nay, nhà vườn bón phân cho cây hoa cúc bằng phân NPK cũng đem lại kết quả tốt

Thứ Tư, 21 tháng 8, 2013

Đất Trồng Cây Hoa Cúc

Hoa cúc rất dễ trồng, dễ sống trên nhiều loại đất trồng cây hoa cúc khác nhau. Nhưng loại đất thích hợp nhất với giống hoa này là đất mùn, đất thịt được cuốc xới tơi xốp. Ngoài ra, tầng đất mặt phải khá dày giúp cho rễ của cúc còn có khả năng phát triển mạnh, tìm đủ chất thì phải lên líp, vì cúc cũng như hồng rất cần nước tưới ngày vài cữ, nhưng lại không chịu môi trường ngập úng. Dù lên líp nhưng cũng khai thông mương rãnh để nước mưa hay nước tưới dư thừa thoát hết được dễ dàng.


đất trồng cây hoa cúc



Với cúc trồng chậu, phải dùng loại đất thịt tơi xốp, đất cát pha hoặc đất sét pha, trộn với phân hữu cơ để trồng. Chậu trồng cúc phải có 2 lỗ thoát nước mới tốt và nên chịu khó kiểm soát thường xuyên vì nếu tắc nghẽn, nước tưới sẽ bị ứ đọng trong chậu làm thối rễ…


đất trồng cây hoa cúc

Cây Cúc Tím Hoa Cà

Giống cây cúc tím hoa cà này còn có tên là cúc tiền chinh. Thân cây cao trung bình khoảng 50 phân, thích nghi với xứ lạnh. Giống cúc này cho hoa khá to, sắc hoa màu tím từa tựa như sắc hoa cà nên mới được gọi là cây cúc tím hoa cà.


cây cúc tím hoa cà

Hoa Cúc Họa Mi

Hoa cúc họa mi là giống cúc thấp, chỉ cao khoảng 30 phân, hoa nhỏ màu trắng. Đặc biệt các cánh hoa dài và mềm mại giống như lông mi của một cụ ông tám chín mươi tuổi họa. Thỉnh thoảng vẫn gặp giống cúc này ra màu vàng, hoặc tím và cánh hoa cũng dài và mềm mại như lông mi ông thọ




Hoa Cúc Mâm Xôi

Cúc mâm xôi có nơi gọi là cúc gấm, do chịu hạn giỏi nên được trồng nhiều ở miền nam nước ta. Giống này thân lùn, cao khoảng 40 phân, dạng bụi. Do bị ngắt đọt nhiều lần nên cây phân cành xum xuê tỏa rộng ra trông giống như cái… mâm xôi vừa lạ vừa đẹp. Cúc mâm xôi cho hoa màu vàng, hoa nhỏ nhưng chen chúc dày đặc.


hoa cúc mâm xôi

Hoa Cúc Móng Rồng Trắng

Giống hoa cúc móng rồng trắng này có thân thấp, nhưng chắc khỏe, hoa màu trắng khá to, các cánh hoa cong cụp vào y như móng chim, nên được người đợi đặt tên cho là cúc móng rồng. Do có đặc điểm lạ nên được nhiều người chọn trồng.



hoa cúc móng rồng trắng

Hoa Cúc Đỏ

Còn có tên là cúc đỏ Ấn Độ. Giống này cao khoảng năm sáu tấc, thân cứng cáp, lá xanh sẫm, hoa màu đỏ tía. Cúc đỏ chỉ trồng ở những vùng có khí hậu mát như đà lạt, các tỉnh miền Bắc. Do nó chịu hạn dở nên các tỉnh phía Nam không trồng được giống cúc này.


hoa cúc đỏ

Hoa Cúc Trắng

Giống hoa cúc trắng này thân không cao, khoảng 45 phân trở lại, thân cứng cáp, hoa trắng tinh hoặc trắng ngà và to bằng miệng chén nhỏ.



hoa cúc trắng

Hoa Cúc Vàng Bông Nhỏ

Giống cúc vàng bông nhỏ này có xuất xứ tại Trung Quốc, dễ trồng vì thích nghi được phong thổ của nước ta, vùng nào trồng cũng tươi tốt cả. Thân cây vừa tầm, cao khoảng bốn mươi phân, hoa màu vàng, sai hoa nhưng kích cỡ của hoa có đường kính khoảng ba phân mà thôi.


hoa cúc vàng bông nhỏ

Hoa Cúc Vàng Bông To

Giống cúc vàng bông to này có thân cao khoảng năm sáu mươi phân, thân lớn mập, cành cứng cáp, hoa vàng và nở to bằng miệng chén nhỏ, giống cúc này được đa số người chơi hoa ưng ý.



hoa cúc vàng bông to

Các Giống Hoa Cúc

Ở Việt Nam có nhiều giống hoa cúc khác nhau rất đẹp và được nhiều người ưa chuộngNhiều giống Cúc “vang bóng 1 thời” ngày xưa hiện nay đã mất giống. Có lẽ các giống cũ đó đã thoái hóa, hoa không đạt và năng suất không cao… Một số giống cũ còn sót lại, nhà vườn vẫn tiếp tục trồng. Ngoài ra, họ còn trồng những giống Cúc  có xuất xứ từ Á, Âu có nhiều ưu điểm về năng suất, về chất lượng hoa cũng như sinh trưởng tốt hơn những giống cũ…


các giống hoa cúc


Nói về giống thì hiện nay trên thế giới đã lai tạo hơn 1500 giống cúc, nhưng không phải giống nào cũng thích nghi được với khí hậu nước ta. Giống cúc mà nhà vườn của ta đang trồng tuy không nhiều lắm, nhưng đều là những giống tốt, có năng suất cao, chất lượng khá, đáp ứng đúng mức yêu cầu của thị trường trong cũng như ngoài nước. Xin được nêu ra một số giống sau đây:



các giống hoa cúc


CÂY CÚC

Cây hoa cúc có tên khoa học là Compositae. Không rõ có xuất xứ từ đâu. Nhưng các giống Cúc trồng tại nước ta từ trước đến nay có nguồn gốc từ Trung Quốc, Nhật Bản, và cả châu Âu đến nữa.


cây hoa cúc


Hoa cúc không rõ được du nhập vào nước ta từ thời nào và bằng con đường nào, nhưng chắc là giống hoa quý này đã được ông bà xưa mình vô cùng vừa ý. Một lẽ dễ hiểu là hoa cúc có nhiều đặc điểm mà nhiều giống hoa khác không thể sánh được, chẳng hạn như màu sắc đa dạng, hoa đã đẹp lại thêm mùi thơm dịu dàng, hoa lâu tàn lại dễ nhân giống…



cây hoa cúc


Ngày nay, số người chuộng hoa Cúc cũng chiếm đa số. Bằng chứng hiển nhiên cho thấy, vào dịp tết nguyên đán năm nào cũng vậy, hoa cúc được bày bán đầy rẫy khắp các chợ hoa, còn nhiều hơn số lượng hoa mai nữa. Ngày tết nhà nhà đều chưng hoa cúc, với sự tin tưởng gặp được vạn sự may mắn suốt năm. Màu vàng tươi tắn của Cúc là biểu tượng của sự giàu sang, thịnh vượng của gia đình , giống như mọi người đặt niềm tin ở hoa mai vậy.



cây hoa cúc


Ngày tết, cúc được nhà vườn trồng trong giỏ tre hay chậu kiểng. Người mình có thói quen chưng cúc từng cặp (giỏ hay chậu) cạnh bên cây mai. Hai cây tiêu biểu cho 2 mùa, nhưng chúng nằm trong bộ tứ quý “Mai Lan Cúc Trúc”. Mai vàng của mai cạnh màu vàng của cúc thật là xứng hợp, nên được tin là màu của hy vọng tràn đầy…

Có thể nói, cúc là giống hoa vẹn toàn hương sắc được trồng phổ biến khắp nước ta. Từ Nam chí Bắc, từ thành thị đến thôn quê, gần như vườn hoa nhà nào cũng có sự hiện diện ít lắm cũng đôi ba khóm cúc. Vì cúc cũng như mai không hề kén chọn đất trồng. Cúc còn dễ tính hơn mai ở chỗ chịu được mọi thời tiết, kể cả vùng có thời tiết khắc nghiệt… Tất nhiên, được trồng vào vùng có phong thổ thích hợp, như Đà Lạt chẳng hạn, hoa cúc phát triển tốt hơn tại những vùng khác….


cây hoa cúc


Ngày nay, hoa cúc là mặt hàng xuất khẩu khá mạnh, nên được trồng với số lượng nhiều. Ngoài những giống cũ còn được ưa chuộng, còn có nhiều giống cúc  mới được nhập về mang những ưu điểm như hoa to, màu sắc đa dạng, sinh trưởng khỏe và chịu rét tốt…


cây hoa cúc